• TRANG CHỦ
  • HÌNH ẢNH
  • VIDEO
  • SƠ ĐỒ WEB
  • GIỚI THIỆU CHUNG
    Khái quát về công ty
    Cơ cấu tổ chức
    Lịch sử phát triển
    Danh bạ, thông tin liên hệ
    SẢN PHẨM
    Ngành nghề kinh doanh
    Sản phẩm công ích
    Sản phẩm xây lắp
    QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
    Chiến lược phát triển
    Kế hoạch hàng năm
    Kế hoạch 5 năm
    Đổi mới hàng năm
    DỰ ÁN - ĐẦU TƯ
    Dự án đã hoàn thành
    Dự án đang triển khai
    Dự án bị trì hoãn
    Kết quả đầu tư hàng năm
    Báo cáo tình hình hoạt động của công ty
    Thời gian đăng: 3/22/2023 5:10:38 PM
    Báo cáo tình hình hoạt động của công ty

    UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN

    CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ THỦY NÔNG ĐIỆN BIÊN

     

    Số: 28/BC-CTTN

    V/v báo cáo tình hình hoạt động của công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

     

     


    Điện Biên, ngày  16  tháng 02 năm 2023

     

    Kính gửi:

    Phòng Kinh tế thủy lợi - Tổng cục Thủy lợi.

     

    Căn cứ Công văn số 120/TCTL-QLCT ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Tổng cục thủy lợi về việc báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.

    Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên báo cáo tình hình hoạt động của công ty cụ thể như sau:

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:

    1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

    1.1.Giai đoạn 1963 -:- 1966:

    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954 tháng 10- 1962 Tỉnh Lai Châu được tái thành lập, để chăm lo đời sống cho đồng bào Lai Châu nói chung, Điện Biên nói riêng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Theo những dòng lược thuật trong cuốn Rạng danh truyền thống thanh niên xung phong Tỉnh Điện Biên do bác Hoàng Tinh nguyên chỉ huy trưởng công trường Đại thủy nông Nậm Rốm thời kỳ bắt đầu xây dựng công trình này cho biết. Khu ủy khu tự trị Tây Bắc đã đề nghị Bộ Thủy lợi thiết kế hệ thống thủy lợi lấy nước tưới cho cánh đồng lòng chảo Mường Thanh, tháng 10- 1963 Công trường Đại thủy nông Nậm Rốm chính thức được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào khai thác năm 1969 với sự tham gia của 2000 cán bộ, đội viên thanh niên xung phong ngày ấy, (Vốn đầu tư cho công trình này 8 triệu đồng)                                                      

    1.2. Giai đoạn 1966-:- 1982:

    Năm 1966 đập Đầu Mối và kênh tả Đại thủy nông Nậm Nốm cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác trước. Ban Nông Giang được thành lập có 8 cán bộ công nhân quản lý, vận hành. Ông Lê Bạt Kiên làm trưởng ban; thời kỳ này ban có nhiệm vụ vận hành công trình điều tiết nước tưới từ nguồn nậm rốm vào kênh tả phục vụ các HTX sản xuất nông nghiệp diện tích tưới vụ chiêm xuân  khoảng hơn 200ha,vụ mùa khoảng 700ha. Năm 1978 - 1979 Ông Quàng Văn Hao làm trưởng ban; năm 1979 – 1982 Ông Lê Xuân Phong làm trưởng ban. Ban Nông giang được huyện giao nhiệm vụ tưới 2 tuyến kênh vụ chiêm xuân DT khoảng trên 700ha, vụ mùa khoảng DT trên 2300ha thời kỳ này công tác phục vụ tưới rất khó khăn vì chưa có hồ Pa khoang chỉ nhờ nước mưa và dòng sông Nậm Rốm là chính, năm 1981 khi hồ Pa khoang bắt đầu khai thác diện tích tưới vụ chiêm được nâng lên nhưng không đáng kể vì kênh mương bằng kênh đất bị bồi lắng nhiều điều tiết rất vất vả. Tổng số CBCNV thời kỳ này là 34 người.

    1.2. Giai đoạn 1966 -:- đến nay:

    Để quản lý khai thác, bảo vệ tốt hơn các thành quả của nhà nước, của quân và dân ta đã đạt được. UBND tỉnh Lai Châu (nay là UBND tỉnh Điện Biên) đã ra Quyết định số 32/QĐ-UB ngày 21/7/1982. V/v Giải thể Ban Quản lý Nông Giang Điện Biên và thành lập Công ty quản lý thủy nông Điện Biên. Dưới sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Điện Biên, Ty thủy lợi Lai Châu.

     Đến năm 2008 UBND tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt phương án chuyển đổi DNNN hoạt động công ích công ty quản lý thủy nông Điện Biên thành Công ty TNHH một thành viên. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm Chủ tịch công ty kiêm giám đốc, các phó giám đốc công ty và Kiểm soát viên.

    Năm 2015 Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thủy lợi tỉnh Điện Biên sáp nhập vào Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên tai Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của UBND tỉnh Điên Biên; QĐ số 970/QĐ -UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh về điều chuyển giá trị tài sản, vốn các công trình thủy lợi. Sau sáp nhập công ty đã ổn định tổ chức bố trí xắp xếp thành lập các đơn vị cụm trạm phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của công ty gồm: 2 phòng chức năng; phòng kế hoạch - kỹ thuật; phòng kinh tế- tổng hợp; 11 cụm thủy nông trực thuộc công ty.

    2. Giới thiệu hiện trạng công ty hiện nay:

    a) Tổ chức bộ máy:

    - Cơ cấu tổ chức quản lý:

    + Chủ tịch công ty:

    01 người;

    + Giám đốc công ty:

    01 người;

    + Phó giám đốc công ty:

    01 người;

    + Kiểm soát viên:

    01 người (chuyên viên kiêm nhiệm của Sở Tài Chính)

    + Kế toán trưởng:

    01người;

    + Phòng KHKT:                    

    07 người;

    + Phòng KTTH:                   

    08 người;

    + 11 cụm thủy nông:                    

    118 người.

    + Một chi bộ Đảng có 26 đảng viên trực thuộc huyện Ủy Điện Biên.

    + Một Công đoàn cơ sở gồm: 138 đoàn viên trực thuộc LĐLĐ huyện Điện Biên.

    + Một trung đội tự vệ: Có 32 CB chiến sĩ trực thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Điện Biên.

    + Một Hội cựu chiến binh: Có 09 đ/c trực thuộc Hội cựu chiến binh huyện Điện Biên.

    b) Số lượng và trình độ nhân sự:

    *Tổng số CBCNV có đến ngày 31/12/2022: 138 người; trong đó nữ 31 người; nam 107 người;

    * Trình độ chuyên môn:

    + Đại học: 34 người;

    + Cao đẳng, trung cấp: 21 người ;

    + Công nhân điện + công nhân thủy nông : 83 người;

    3. Hiện trạng công trình thủy lợi do đơn vị quản lý khai thác:

    Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên được giao chức năng, nhiệm vụ, quản lý, khai thác và bảo vệ 13 hồ chứa gồm có: Hồ chứa nước Pa Khoang, Huổi Phạ, Pe Luông, Hồng Khếnh, Hồng Sạt, Bo Hóng, Na Hươm, Sái Lương, Bản Ban, Nậm Ngám-Pú Nhi, Sông Ún, Lọong Luông I, Nậm Khẩu Hu. Trạm bơm điện Nậm Thanh với 3 tổ máy công suất 1500m3/h, trạm bơm điện Huổi Lực với 2 tổ máy công suất mỗi máy là 280m3/h, 35km kênh chính, kênh tả, kênh hữu, hệ thống Đại thủy nông Nậm Rốm và 26 công trình đập dâng, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Là đơn vị làm dịch vụ công ích phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, rau màu, dân sinh kinh tế, phòng chống lụt bão cho thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Ảng, Tuần Giáo bổ sung cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện.

    4. Phương thức khai thác:

    Giao nhiệm vụ.

    II. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

    1. Đánh giá kết quả thực hiện các quy định của Luật Thuỷ lợi.

    - Thực hiện quy trình vận hành:

    Các hồ chứa do công ty quản lý đã lập quy trình vận hành hồ chứa được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện tại, quy trình vận hành còn phù hợp nên chưa thực hiện việc điều chỉnh.

    - Thực hiện quy trình bảo trì:

    Các hồ chứa do công ty quản lý chưa thực hiện lập quy trình bảo trì công trình hồ chứa thủy lợi. Nguyên nhân do chưa có nguồn kinh phí để lập.

    - Thực hiện cắm mốc chỉ giới:

    Hiện tại công ty đã cắm mốc chỉ giới cho 06 hồ chứa nước còn 07 hồ chứa nước chưa được cắm mốc chỉ giới.

    - Thực hiện xử lý vi phạm:

    Công ty đã chủ đông phối hợp cùng cơ quan công an và chính quyền các địa phương nơi có công trình đi qua để xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm tới công trình thủy lợi và hành lang bảo vệ công trình.

    - Các loại sản phẩm, dịch vụ thủy lợi hiện công ty đang thực hiện cung cấp cung cấp:

    * Ước thực hiện năm 2022:  

    11.184,79  ha.   

    - Vụ Chiêm:

    4.900,81 ha;

    - Vụ Mùa:

    5.385,02 ha;

    - Nuôi trồng thủy sản:

    246,00 ha;

    - Rau màu:

    438,36 ha;

    - Cây vụ đông & dịch vụ tưới khác:                                                                

    214,60 ha.

     - Tài chính:

    - Tổng doanh thu ước đạt:

    14.819.471.647 đồng;

    - Các khoản chi ước thực hiện:

    14.329.587.399 đồng;

    + Các loại bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN:

    1.585.494.022  đồng;

    + Kinh phí công đoàn:

    154.706.512  đồng;

    + Chi cho công tác BHLĐ:

    139.000.000  đồng;

    + Nộp ngân sách nhà nước:

    12.059.570  đồng;

    + Tổng chi phí chưa có lương:

    5.842.351.850  đồng;

    + Tổng chi lương:

    8.484.351.549  đồng;

    - Lợi nhuận trước thuế:

    489.883.886 đồng;

    4. Đánh giá kết quả thực hiện các quy định khác liên quan tới công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi:

    - Cấp giấy phép khai thác nước mặt: Đến nay các công trình hồ chứa nước chưa được cấp giấy phép khai thác nước mặt theo Luật Tài nguyên nước.

    - Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cho đơn vị: Công ty đã thực hiện theo Điều 22 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    - Các loại thuế: Công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo các quy định củ các Luật về thuế.

    III. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC:

    Trong thời gian qua công ty quản lý, khai thác tài sản kết cấu công trình thủy lợi gặp những khó khăn vướng mắc cụ thể như sau:

    - Hoạt động quản lý, khai thác các hồ chứa của Công ty chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của thời tiết và biến đổi khí hậu. Tình hình đô thị hóa cao dẫn đến nhiều vụ vi phạm bảo vệ công trình đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo đảm an toàn đập và hồ chứa.

    - Một số hồ chứa nước tuy đã được cắm mốc hành lang bảo vệ công trình nhưng không đền bù, giải tỏa nên khi giải quyết các vụ việc lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình gặp rất nhiều khó khăn.

    - Một số hồ chứa đã được đầu tư xây dựng có sử dụng đất của người dân làm hành lang bảo vệ công trình nhưng không đền bù, giải tỏa dẫn tới nhiều năm qua người dân không có đất sản xuất đã vi phạm hành lang bảo vệ công trình.

    - Một số hồ chứa khi sửa chữa đã nâng cao tường chắn sóng, công tác cắm mốc bảo vệ lòng hồ thay đổi hiện trạng so với ban đầu, phạm vi bảo vệ lòng hồ được mở rộng nhưng không đền bù đất cho người dân dẫn tới công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn.

    - Giá dịch vụ thủy lợi từ năm 2012 đến nay không thay đổi, chi phí sản xuất lớn, diện tích tưới tiêu thu hẹp do tác động của đô thị hóa nhanh, kinh phí thực hiện quản lý, khai thác các công trình giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bảo vệ an toàn đập và hồ chứa.

    - Nghị định 114/2018/NĐ-CP ban hành các quy định nhưng kinh phí cấp cho công ty không thay đổi nên một số nội dung quy định theo Nghị định công ty chưa đáp ứng được.

    IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

    Đối với một số tiêu chí được quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP như (Kiểm định an toàn đập và hồ chứa nước; Nâng cấp, hiện đại hóa đập và lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo vùng hạ du; Lắp đặt các thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; Lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và hồ chứa; Xây dựng quy trình bảo trì đập và hồ chứa nước) phần kinh phí thực hiện các nội dung trên lớn công ty đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm bố trí bằng các nguồn kinh phí khác để công ty thực hiện theo quy định.

    Một số đập, hồ chứa có sử dụng đất của người dân làm hành lang bảo vệ công trình nhưng không đền bù giải tỏa, công ty đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đền bù cho người dân. (hồ Bản Ban, xã Mường Nhà, hồ Sông Ún, huyện Tủa Chùa).

    Một số hồ chứa đã xuống cấp và bồi lắng nhiều gây mất an toàn đập và hồ chứa vì vậy công ty đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí nâng cấp, sửa chữa.Công trình thủy lợi do cấp nào quản lý thì cấp đó trực tiếp tổ chức vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình theo đúng quy trình, quy phạm và yêu cầu phục vụ tưới tiêu của công trình thủy lợi.

    Trên đây là báo cáo về tình hình hoạt động của Công ty TNHH quản lý thủy nông Điện Biên. Kính trình Cục quản lý công trình thủy lợi tổng hợp xem xét./.

     

    Nơi nhận:

    - Như trên;

    - Ban điều hành công ty;

    - Phòng Kế hoạch kỹ thuật;

    - Lưu VT.

    GIÁM ĐỐC

     

     

    (đã ký)

     

     

     

    Lê Văn Thi

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    NỘI DUNG KHẢO SÁT, BIỂU MẪU BÁO CÁO

    I. Số lượng công trình đang trực tiếp quản lý:

    - Hồ chứa:                                  03 lớn; 08 vừa; 02 nhỏ

    - Đập dâng (không tạo hồ chứa):          ……. lớn; 01 vừa; 33 nhỏ

    - Trạm bơm:                               ……. lớn; ……. vừa; 02 nhỏ

    - Hệ thống dẫn, chuyển nước (Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng):

    Tổng số: 34 tuyến kênh. Tương đương 270 km

    - Thủy lợi cơ sở:          o                Không:  þ

    II. Nguồn nhân lực

    1. Nhân lực cán bộ của đơn vị:

    a) Tổng số lao động hiện nay:

    - Số lượng viên chức quản lý: 05 người

    - Số lượng lao động công nghệ (lao động trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi): 86 người

    - Số lượng lao động phụ trợ: 47 người

    b) Tổng số lao động theo định mức được duyệt: 138 người

    Hoặc tổng số lao động định biên: ……… người.

    c) Hàng năm, đơn vị có thực hiện thuê khoán lao động:

      þ  (vị trí thuê khoán: phát dọn, nạo vét kênh mương)         Không:  o

    2. Hạng doanh nghiệp hiện tại (nếu có, hạng I, II, III): Hạng II

    III. Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (Tích ü vào các ô phù hợp)

    1. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:   þ

    2. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác:

    Cấp nước thô cho sinh hoạt                           þ

    Cấp nước thô cho công nghiệp            o

    Tiêu nước khu công nghiệp…             o

    Kết hợp phát điện:            Thủy điện   þ   Quang điện o

    Kinh doanh du lịch, dịch vụ…            o

    Nuôi trồng thủy sản lòng hồ                           þ

    Kết hợp giao thông                              o

    3. Các ngành nghề kinh doanh khác đang thực hiện (ghi cụ thể): …………

    4. Phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi:

    Giao nhiệm vụ                                              þ

    Đặt hàng                                              o

    Đấu thầu:                                             o

    Phương thức khác (ghi cụ thể) ....................................…          

    IV. Nguồn thu (Tích ü vào các ô phù hợp)

    1. Ngân sách TƯ:

    - Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:         þ

    - Phòng, chống úng hạn, xâm nhập mặn:                                   o

    - Thu từ thực hiện nhiệm vụ khác (nêu cụ thể): ………...............................

    2. Ngân sách địa phương:

    - Phòng, chống úng hạn, xâm nhập mặn:                                   o

    - Bảo trì:                                                                           o

    - Phục vụ nhiệm vụ khác (nêu cụ thể): …………......................................

    3. Thu từ các đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi:

    - Đối tượng không được hỗ trợ tiền sử dụng SPDV công ích:     o

    - Đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác:

    Cấp nước thô cho sinh hoạt                                              o

    Cấp nước thô cho công nghiệp                                         o

    Tiêu nước khu công nghiệp…                                          o

    Kết hợp phát điện:            Thủy điện   þ   Quang điện    o

    Kinh doanh du lịch, dịch vụ…                                         o

    Nuôi trồng thủy sản lòng hồ                                             þ

      Kết hợp giao thông                                                                  o

    4. Các ngành nghề kinh doanh khác đang thực hiện (ghi cụ thể):…............

    V. Chính sách tiền lương

    - Lương theo vùng :                   o

    - Lương theo cấp bậc:       þ

      Hệ số điều chỉnh quy định của TT 17/2019/TT-BLĐTBXH (Hđc): ……

    - Hệ thống thang bảng lương riêng:

    Đã xây dựng þ                Chưa xây dựng     o

    VI. Quỹ khen thưởng, phúc lợi hàng năm   

    Năm

    Không

    Có (triệu đồng)

    Ngân sách

    trung ương cấp

    Ngân sách

    địa phương cấp

    2020

    ü

     

     

    2021

    ü

     

     

    2022

    ü

     

     

    (Nếu không có quỹ khen thưởng, PL thì tích ü vào ô phù hợp với năm)

    VII. Cân đối thu chi

    Năm

    Lãi (triệu đồng)

    Lỗ (triệu đồng)

    2020

    264,446

     

    2021

    379,815

     

    2022

    489,884

     

    VIII. Giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thành phần vốn của doanh nghiệp

    1. UBND cấp tỉnh (chủ sở hữu) có giao tài sản là tiền đầu tư công trình thành vốn của doanh nghiệp hay không?

    Không giao thành phần vốn của doanh nghiệp       o               

    Có giao thành phần vốn của doanh nghiệp              þ

    Nếu có trả lời các nội dung mục 2. Nếu không trả lời các nội dung mục 3.

    2. Đối với trường hợp đã giao thành phần vốn của doanh nghiệp:

    a) Hình thức giao:

    Quyết định giao tài sản và tăng vốn của UBND tỉnh: þ

    Tăng vốn thông qua phê duyệt Điều lệ:                            o

    Không có văn bản nào:                                            o

    b) Loại công trình được giao vốn:

    Toàn bộ công trình do công ty quản lý:   þ

    Một số công trình do công ty quản lý:   o(Ghi cụ thể loại hình công trình; số lượng)­

    c) Doanh nghiệp đã từng thực hiện góp vốn (là tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi) ra ngoài doanh nghiệp:                     o                Không:  þ

    d) Kinh phí bảo trì của công trình được giao vốn lấy từ nguồn nào:

    Ngân sách TW cấp:                              o

    Ngân sách địa phương cấp:         o

    Nguồn hợp lý khác của đơn vị: þ

    Không phân biệt nguồn vốn:     o

    3. Đối với trường hợp không giao thành phần vốn của doanh nghiệp:

    a) Hình thức giao:

    Quyết định của UBND tỉnh (giao tài sản cho Sở NN quản lý; giao công ty thực hiện nhiệm vụ khai thác công trình):          o

    Không có văn bản nào:                        o

    b) Loại công trình không được giao vốn:

    Toàn bộ công trình do công ty quản lý: o

    Một số công trình do công ty quản lý:   o     (cụ thể loại hình công trình; số lượng công trình không được giao vốn)­

    c) Kinh phí bảo trì của công trình không được giao vốn lấy từ nguồn nào:

    Ngân sách TW cấp:                              o

    Ngân sách địa phương cấp:         o

    Nguồn hợp lý khác của đơn vị: o

    Không phân biệt nguồn vốn:     o

     

     

     

     

     


    Bảng 1: Nguồn thu trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi

    Đơn vị: Ngàn đồng

    TT

    Chỉ tiêu

    Quyết toán năm 2020

    Quyết toán năm 2021

    Ước thực hiện năm 2022

    I

    Tổng thu

    15.253.070

    17.649.026

    14.819.471

    1

    Hỗ trợ tiền sử dụng SP-DV công ích thủy lợi

    14.370.943

    14.338.610

    13.927.873

    -

    Ngân sách TƯ

     

     

     

    -

    Ngân sách địa phương

    14.370.943

    14.338.610

    13.927.873

    2

    Phòng chống hạn, úng, XNM

     

    2.453.000

     

    -

    Ngân sách TƯ

     

     

     

    -

    Ngân sách địa phương

     

    2.453.000

     

    3

    Bảo trì

     

     

     

    -

    Ngân sách TƯ

     

     

     

    -

    Ngân sách địa phương

     

     

     

    4

    Trợ giá/ trợ cấp khác

     

     

     

    -

    Ngân sách TƯ

     

     

     

    -

    Ngân sách địa phương

     

     

     

    5

    Thực hiện nhiệm vụ khác:............

     

     

     

    -

    Ngân sách TƯ

     

     

     

    -

    Ngân sách địa phương

     

     

     

    6

    Từ các đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

    882.127

    857.416

    891.598

    a)

    Đối tượng không được hỗ trợ tiền sử dụng SPDV công ích

    455.215

    306.821

    255.678

    b)

    Đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác:

     

     

     

    -

    Cấp nước thô cho sinh hoạt

     

     

     

    -

    Cấp nước thô cho công nghiệp

     

     

     

    -

    Tiêu nước khu công nghiệp…

     

     

     

    -

    Kết hợp phát điện

     

     

     

    -

    Kinh doanh du lịch, dịch vụ…

     

     

     

    -

    Nuôi trồng thủy sản lòng hồ

    426.912

    550.595

    635.920

    -

    Kết hợp giao thông

     

     

     

    7

    Các ngành nghề kinh doanh khác đang thực hiện (ghi cụ thể):

     

     

     

    -

    ……..

     

     

     

    II

    Mức lương

     

     

     

     

    Mức lương thấp nhất tại đơn vị

    3.449

    3.449

    3.449

     

    Mức lương cao nhất tại đơn vị (không tính viên chức quản lý của doanh nghiệp)

    8.413

    9.014

    9.014

     

    Mức lương bình quân tại đơn vị (không tính viên chức quản lý của doanh nghiệp)

    4.537

    4.682

    4.670

    (Nguồn tài chính thực hiện theo Thông tư số 73/2018/TT-BTC)


     

    Bảng 2: Kết quả sử dụng nguồn tài chính trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi

    Đơn vị: Ngàn đồng

    TT

    Chỉ tiêu

    Quyết toán năm 2020

    Quyết toán năm 2021

    Ước thực hiện năm 2022

     

    Tổng chi

    14.988.624

    17.269.211

    14.329.587

    1

    Công tác vận hành

    7.585.381

    7.577.024

    7.674.132

    -

    Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp

    7.174.000

    7.149.000

    7.365.951

    -

    Chi nguyên, nhiên, vật liệu

     

     

     

    -

    Tiền điện bơm nước

    273.381

    250.024

    169.181

    -

    Trả tạo nguồn nước

     

     

     

    -

    Bảo hộ, an toàn lao động

    138.000

    178.000

    139.000

    2

    Bảo trì công trình

    1.670.000

    2.186.220

    1.419.900

    3

    Khấu hao tài sản cố định

    445.848

    266.353

    283.931

    4

    Chi quản lý

    4.010.000

    3.488.362

    3.507.539

    5

    Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

    1.277.395

    3.751.252

    1.444.085

    (Sử dụng nguồn tài chính thực hiện theo Thông tư số 73/2019/TT-BTC)

     

    Bảng 3. Nhu cầu kinh phí năm 2023 cho một số công việc phải thực hiện theo quy định của pháp luật thủy lợi

     

    TT

    Nội dung công việc

    Kế hoạch thực tế (triệu đồng)

    Nhu cầu

    (triệu đồng)

    1

    Bảo trì theo Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT

    3.853.062

    5.000.000

    2

    Chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (lập quy trình vận hành, quy trình bảo trì, cắm mốc chỉ giới..... )

    5.000.000

    5.000.000

     

     


    Bảng 4: Giao tài sản tính thành phần vốn tại doanh nghiệp

     

    TT

    Nội dung

    Tài sản đã giao quản lý và đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

    Tài sản giao quản lý và không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

    Số lượng

    Giá trị vốn ước tính (1000 đồng)

    Số lượng

    Giá trị vốn ước tính (1000 đồng)

    1

    Hồ chứa nước

    13

    798.438.382

     

     

    2

    Đập ngăn nước

    56

     530.299.834

     

     

    3

    Trạm bơm

    02

     9.320.595

     

     

    4

    Cống

     

     

     

    5

    Kênh

     

     

     

    6

    Nhà quản lý

    18

     2.729.800

     

     

    7

    Tài sản khác

    12

     8.246.646

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lê Văn Thi
    Các tin bài khác
    Về việc tổ chức đấu thầu cho thuê mặt nước hồ chứa nước Pe Luông xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
    Về việc tổ chức đấu thầu cho thuê mặt nước hồ chứa nước Pe Luông xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
    Về việc tổ chức đấu thầu cho thuê mặt nước hồ chứa nước Pe Luông xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
    Thông báo mời thầu thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản
    Báo cáo tài chính 9 tháng năm 2022
    Thông báo tuyển dụng tháng 9/2022
    Thông báo tuyển dụng
    Báo cáo ngoại bảng-mẹ
    Báo cáo Tài chính năm 2021 (P3)
    Báo cáo Tài chính năm 2021 (P2)
    Trang:
    31-40 of 86<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  >
    LIÊN KẾT WEBSITE