• TRANG CHỦ
  • HÌNH ẢNH
  • VIDEO
  • SƠ ĐỒ WEB
  • GIỚI THIỆU CHUNG
    Khái quát về công ty
    Cơ cấu tổ chức
    Lịch sử phát triển
    Danh bạ, thông tin liên hệ
    SẢN PHẨM
    Ngành nghề kinh doanh
    Sản phẩm công ích
    Sản phẩm xây lắp
    QUY HOẠCH - KẾ HOẠCH
    Chiến lược phát triển
    Kế hoạch hàng năm
    Kế hoạch 5 năm
    Đổi mới hàng năm
    DỰ ÁN - ĐẦU TƯ
    Dự án đã hoàn thành
    Dự án đang triển khai
    Dự án bị trì hoãn
    Kết quả đầu tư hàng năm
    Để các công trình thuỷ lợi sinh lợi
    Thời gian đăng: 6/10/2015 9:27:07 PM
    Với người dân sống bằng nghề nông sẽ nhận biết giá trị to lớn của yếu tố “nhất nước, nhì phân...”. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh được Nhà nước đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới đáp ứng tưới tiêu đồng ruộng, tăng năng suất, sản lượng lúa.

    Để các công trình thuỷ lợi phát huy hết tính năng, tác dụng, đạt hiệu quả cao nhất, UBND tỉnh đã phân cấp, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cấp, ngành liên quan quản lý, khai thác... 
    Chính sách đúng

    Cách đây hơn 1 năm (tháng 7/2010), tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khoá XII đã thông qua Nghị quyết ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi còn nhớ, tại nghị trường hôm đó, 100% đại biểu nhất trí thông qua nghị quyết. Theo đó, những công trình thuỷ lợi có dung tích hồ chứa từ 500.000m3 nước trở lên hoặc có chiều cao đập từ 12m trở lên; công trình tưới, tiêu tự chảy, động lực có dung tích tưới từ 50ha trở lên được giao cho cấp tỉnh quản lý. Theo chức năng nhiệm vụ, Công ty TNHH quản lý thuỷ nông Điện Biên là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo vệ nhóm công trình thuỷ lợi này. Cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý, khai thác những công trình thuỷ lợi có dung tích hồ chứa dưới 500.000m3 nước và công trình tưới, tiêu tự chảy, động lực có diện tích tưới nhỏ hơn 50ha, song có đặc điểm, tính chất kỹ thuật phức tạp. Cấp xã cũng được giao quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi, nhưng dung tích chứa, diện tích tưới, tính chất kỹ thuật đơn giản hơn. 

    Lãnh đạo ngành Nông nghiêp - PTNT cho rằng, đây là chính sách đúng, cần nhanh chóng được cụ thể hoá thành quyết định thi hành. Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 849 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó Công ty TNHH quản lý thuỷ nông Điện Biên quản lý, khai thác 8 công trình, còn lại cấp huyện, thị và các xã quản lý khai thác. Do không “rõ” chức năng, thiếu chuyên sâu về kỹ thuật nên một số công trình thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ do cấp huyện, xã quản lý chưa phát huy hết năng lực của nó. Trạm bơm Nậm Thanh (xã Noong Luống, huyện Điện Biên), sau khoảng 2 năm bàn giao cho cấp xã quản lý đã trở thành “đống sắt vụn”. Sau đó, Nhà nước đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để sửa chữa, khắc phục. Ông Đào Quang Chiến, Giám đốc Công ty TNHH quản lý thuỷ nông Điện Biên cho rằng: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, số công trình thuỷ lợi đơn vị phải đảm nhiệm quản lý, khai thác sẽ tăng lên, phạm vi rộng hơn. Tuy vậy, tập thể CBCNV Công ty sẽ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Là đơn vị có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi nên Công ty sẽ khai thác, vận hành tối đa công suất thiết kế và tuổi thọ công trình. 

    Tránh “cha chung”

    Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định 15/QĐ-UBND ngày 4/8/2010 về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó là một số quyết định, văn bản liên quan đến việc giao, nhận các công trình thuỷ lợi giữa UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp - PTNT, UBND các huyện, thị, thành phố và Công ty TNHH quản lý thuỷ nông Điện Biên. Dài dòng một tý để chứng minh rằng, đây là việc làm cần thiết, thận trọng, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Ông Đào Quang Chiến, cho biết: Thời gian qua, Công ty cùng cán bộ các sở, ngành, huyện, thị liên quan đã thực địa kiểm tra các công trình thuỷ lợi dự kiến sẽ phân cho đơn vị quản lý, khai thác. Qua kiểm tra 8 công trình thì tất cả đều không đảm bảo yêu cầu: hư hỏng một số hạng mục; không đủ hồ sơ tài liệu; không có nhà quản lý vận hành... Và điều đáng nói, diện tích ruộng thực tưới của các công trình quá thấp, thường chỉ đạt 30 - 60% thiết kế. Cá biệt, công trình thuỷ nông Pa Ham (xã Pa Ham, huyện Mường Chà), theo thiết kế tưới cho 100ha ruộng nhưng hiện tại không phát huy tác dụng, không tưới cho héc ta nào. Thuỷ nông Na Ư (xã Na Ư, huyện Điện Biên) thiết kế tưới cho 90ha ruộng 2 vụ, nhưng hiện tại chỉ tưới 15,3ha...

    Trước thực trạng diện tích thiết kế cao, nhưng năng lực tưới lại quá thấp, Công ty TNHH Quản lý thuỷ nông Điện Biên đã có Văn bản số 73/VBĐN-TN ngày 7/6/2011 đề nghị UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp - PTNT Điện Biên không giao các công trình thuỷ nông cho đơn vị, vì không đủ các tiêu chí phân cấp theo Quyết định 15/QĐ-UBND tỉnh. Ông Chiến lý giải: Chúng tôi không gây khó khăn hay đùn đẩy trách nhiệm, mà do các công trình thuỷ lợi quá xuống cấp, hoặc còn thiếu nhiều điều kiện cần và đủ. Mất lòng trước hơn được lòng sau, nếu Công ty cứ nhận bừa, sau này sợ rằng không gánh vác hết trách nhiệm trước dân, trước Đảng và Nhà nước.

    Vẫn còn lãng phí

    Qua tiếp cận hồ sơ, tài liệu và “mục sở thị” tại một số công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, có thể khẳng định, chúng ta đang lãng phí tài nguyên nước cũng như tính năng của các hồ, đập. Không ít những công trình thuỷ lợi đưa vào sử dụng nhiều năm nay, nhưng chủ yếu để tưới... suối, để thi gan cùng trời đất. Một điều khó hiểu là phần lớn các công trình thuỷ lợi thường có diện tích thiết kế lớn, nhưng thực tưới lại rất nhỏ. Thuỷ nông Phi Lĩnh (huyện Mường Chà) diện tích thiết kế 90ha (vụ chiêm 30ha, vụ mùa 60ha), nhưng thực tưới chỉ 35ha (vụ mùa), còn vụ chiêm bỏ hoang. Thuỷ lợi Huổi Sái Lương (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên) thiết kế tưới 95ha, nhưng thực tế chỉ tưới 12ha. Lý giải vấn đề này, một cán bộ ngành nông nghiệp “bật mí”: Thông thường, dự án làm hồ thuỷ lợi và khai hoang ruộng khác nhau. Với dự án làm hồ, nếu không thiết kế diện tích tưới lớn, với mức kinh phí vừa phải thì khi thẩm định sẽ cho rằng công trình thiếu tính khả thi, ít phát huy tác dụng, do đó phải “khai vống lên”. Còn dự án khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích ruộng lại phụ thuộc vào ngân sách địa phương, tiền nhiều khai hoang nhiều, tiền ít khai hoang ít, và với tỉnh nghèo như Điện Biên thì rất ít khi có đủ tiền cấp cho dân khai hoang theo kế hoạch. Chính vì vậy mới xảy ra tình trạng diện tích ruộng “trên giấy” với ruộng thực tưới chênh lệch nhau theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”.

    Kể từ khi Quyết định 15/QĐ-UBND có hiệu lực đến nay đã hơn 1 năm, vậy mà việc bàn giao công trình thuỷ lợi cho Công ty TNHH quản lý thuỷ nông Điện Biên vẫn “ông chẳng bà chuộc”. Ông Đào Quang Chiến cho rằng: Nếu Công ty ký nhận các công trình thuỷ lợi theo kiểu “tặc lưỡi cho qua” thì không thể hạch toán kinh phí trả lương và các khoản phụ cấp cho công nhân. Vì hiện nay, Công ty được Nhà nước cấp tiền thuỷ lợi phí 500.000 đồng/ha/vụ. Cụ thể như công trình Thuỷ lợi Huổi Sái Lương, diện tích thực tưới chỉ 12ha, nghĩa là một năm Công ty được cấp 12 triệu đồng/2 vụ lúa. Trong khi Công ty phải bố trí 3 cán bộ quản lý, khai thác và trực lụt bão... 24/24 giờ tại hồ. Lương tối thiểu của 3 công nhân một năm hết khoảng 72 triệu đồng, vậy Công ty hạch toán bằng cách nào? Còn nếu Nhà nước cấp bù kinh phí theo năng lực thiết kế từng công trình thì cũng rất khó quyết toán, vì theo Thông tư 11/TTBTC ngày 21/1/2009 của Bộ Tài chính quy định “chỉ quyết toán doanh thu thuỷ lợi phí cấp bù bằng hợp đồng nghiệm thu kết quả sử dụng nước giữa Công ty với khách hàng”, như thế khi cơ quan chuyên môn vào thanh tra, kiểm tra, Công ty sẽ không giải trình được.

    Giải bài toán khó này, theo ông Đào Quang Chiến, có thể trước mắt UBND tỉnh chưa bàn giao những công trình thuỷ lợi đang thiếu các điều kiện theo Quyết định 15/QĐ-UBND cho Công ty. Còn nhất thiết phải bàn giao thì Nhà nước kịp thời đầu tư kinh phí nâng cấp, sửa chữa những hạng mục đã hư hỏng, xuống cấp; đầu tư kinh phí khai hoang, phục hoá ruộng như thiết kế. Cũng có thể cấp bù kinh phí theo năng lực thiết kế từng công trình thuỷ lợi cho Công ty, nhưng phải có chính sách “bảo lãnh”, tránh sai sót khi cơ quan chức năng vào thanh tra, kiểm toán...

    Các tin bài khác
    Báo cáo tài chính năm 2022
    Thông báo mời thầu cho thuê mặt nước hồ chứa nước Nậm Ngam, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông
    Báo cáo tiền lương, thưởng năm 2022
    Báo cáo tình hình săp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2023
    Tờ trình công bố thông tin
    Báo cáo tình hình hoạt động của công ty
    Thông báo chủ động tưới tiết kiệm, phòng chống hạn hán vụ Chiêm Xuân 2023
    Thông báo đấu giá cho thuê mặt nước hồ chứa nước Huổi Phạ, thành phố ĐBP
    Thông báo mời thầu cho thuê mặt nước hồ chứa nước Hồng Khếnh, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên
    Thông báo mời thầu cho thuê mặt nước hồ chứa nước Bo Hóng, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên
    Trang:
    21-30 of 86<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  >
    LIÊN KẾT WEBSITE